Răng khôn là gi? Tại sao cần phải nhổ răng khôn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để Nha khoa Apec giải đáp thắc mắc của bạn nhé!
1. Răng khôn là gì?
- Răng khôn (răng số 8) thuộc dạng răng cối lớn thứ và thường mọc ở độ tuổi từ 17-25 tuổi.
- Răng khôn hay còn gọi là răng 8. Đây là chiếc răng cối lớn thứ 3 và thường mọc khi chúng ta có độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Tất cả mọi người đều có 4 cái răng khôn, bao gồm 2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên. Do răng khôn mọc lúc xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, ít chịu tác động bởi quá trình ăn uống hàng ngày nên hiện tượng răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch là điều dễ hiểu.
2. Các trường hợp nên nhổ răng khôn
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, đâm ngang vào răng số 7
- Răng khôn gây đau nhức, viêm nhiễm, khó chịu trong thời gian dài
- Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh
- Răng khôn bị nha chu, sâu răng
- Chỉ định nhổ răng khôn khi chỉnh hình, làm răng giả
- Răng khôn khiến cấu tạo xương hàm mặt không cân xứng
- Giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn dẫn đến hiện tượng sâu răng, viêm nhiễm
3. Tại sao nên nhổ răng khôn
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngang sẽ đẩy vào răng số 7, gây ảnh hưởng cả hàm răng. Thời gian tác động dài có thể khiến chân răng số 7 bị ảnh hưởng, gây tiêu xương, viêm nhiễm hoặc nang chân răng.
- Viêm lợi trùm: Do răng khôn mọc ra không hoàn toàn để loại 1 túi lợi phủ trên mặt răng khôn, túi lợi này là nơi lưu trữ thức ăn dẫn tới viêm lợi trùm và hôi miệng.
- Răng khôn không thể mọc thoát ra ngoài, ngầm trong xương hàm và hình thành nang quanh thân răng, nang quanh thân răng phát triển phá hủy toàn bộ xương góc hàm. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Quá trình mọc răng khôn gây đau nhức và cũng tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây sâu răng khôn hoặc sâu các răng lân cận, do vậy vùng răng này rất dễ bị viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác.
- Bước 1: Chụp hình, chụp X-Quang, khám tổng thể miễn phí và khai thác bệnh sử
- Bước 2: Đánh giá tình trạng răng (đường đi dây thần kinh, có dị dạng hay không, răng mấy chân,…)
- Bước 3: Thử thuốc tê, đặt đường truyền để phòng trường hợp bệnh nhân sốc, đau hoặc bị chảy máu thì có biện pháp xử lý ngay.
- Bước 4: Gây tê tại chỗ để nhổ răng bằng máy Piezotome.
- Bước 5: Bệnh nhân nằm nghỉ kiểm soát sau 30 phút.
- Bước 6: Lời dặn sau nhổ răng kèm đơn thuốc, tái khám sau 1 ngày nhổ răng
2. Nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt
Hầu hết những trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải tình trạng bất thường: mọc lệch, mọc ngầm hoặc dính khớp, mọc kẹt… nên thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn đối với những trường hợp này.
Tác hại nguy hiểm của răng khôn mọc lệch:
- Thức ăn sẽ bám giữa răng khôn và răng kế bên.
- Không thể vệ sinh lâu ngày gây hôi miệng, sâu răng, nghiêm trọng sẽ gây viêm tủy răng kế bên.
- Răng khôn mọc lệch gây đau nhức dữ dội.
- Răng khôn mọc đâm vào răng kế bên, khiến răng cửa phía trước dồn lại, chen chúc lệch lạc.
- Nướu chỗ răng khôn thường bị nhiễm trùng sưng đau lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Nhiễm trùng răng khôn kéo dài gây hoại tử xương, viêm mô tế bào sưng mặt.
- Nặng có thể chuyển sang ung thư phải cắt xương hàm.
Ngoài ra, răng khôn mọc lệch còn là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, nướu sưng tấy, ăn nhai yếu đi, cơ thể trở nên mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyến cáo nên nhổ răng khôn mọc lệch để ngăn chặn những ảnh hưởng về sau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.